Một số biện pháp khắc phục khi môi trường bị nhiễm
Trong một vài năm gần đây, những nghiên cứu về môi trường, địa chất, và các tác động của chúng đối với môi trường đã và đang được ngành địa chất rất quan tâm. Và adtechco.vn cũng vậy, chúng tôi đã tiến hành những nghiên cứu về địa chất và có xây dựng lên các đề tài khoa học có liên quan tới địa chất và môi trường. Bên cạnh việc nghiên cứu, ngành địa chất còn đánh giá hiện trạng môi trường phóng xạ của các mỏ quặng phóng xạ, các mỏ quặng có chứa phóng xạ đi kèm, đã được quan tâm và đầu tư cơ bản.
Môi trường phóng xạ là một phần trong môi trường sống của con người, bao gồm các bức xạ α (anpha), β (bêta), bức xạ γ (gamma), nguồn gốc là từ các chất phóng xạ trong đất nước, không khí và các tia vũ trụ.
Tìm hiểu thêm thiết bị: đo nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt RDS 80
Theo như các nghiên cứu của các nhà khoa học, chia thành ba vùng sau:
1. Vùng không an toàn trong môi trường phóng xạ: đây thường là vùng hoặc có giá trị xuất liều tương đương lớn hơn phông +1 mSv/năm hoặc tổng nồng độ (radon + 4,6 x thoron) trong không khí > 100Bq/m3.
2. Vùng kiểm soát: là vùng mà hiện đang có dân cư sinh sống, dự báo có nguy cơ trở thành vùng không an toàn. Vì đây là vùng nằm lân cận vùng không an toàn, đồng thời có giá trị suất liều tương đương lớn hơn phông và nhỏ hơn phông + 1mSv/năm và có một trong số các kết quả phân tích mẫu đất, nước, thực vật vượt giới hạn so với Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc thế giới.
3. Vùng an toàn môi trường phóng xạ là các diện tích còn lại đã được điều tra mà không thuộc 2 vùng nêu trên.
Sau khi điều tra, các nhà nghiên cứu cần bàn giao kết quả chi tiết về mức độ ô nhiễm môi trường phóng xạ của vùng nghiên cứu để các địa phương có thể dựa vào tài liệu này nhằm quản lý mọi hoạt động kinh tế – xã hội liên quan, đồng thời bảo vệ môi trường sống cho cộng đồng dân cư.
Bên cạnh đó, cần tuyên truyền cho cộng đồng dân cư biết tác hại của các chất phóng xạ; các cán bộ chuyên trách tại các địa phương được tiếp cận với các tài liệu liên quan tới độc hại phóng xạ của địa phương mình, các tiêu chuẩn về giới hạn cho phép để từ đó thông tin, vận động dân cư và truyền thông tới người dân để họ có các biện pháp phòng ngừa như không tiếp xúc, ở, nghỉ ngơi,ăn uống hay sử dụng nguồn nước, sử dụng các loại lương thực tại khu vực không an toàn; cơ quan y tế địa phương tiến hành khám sức khoẻ cho cộng đồng dân cư trong vùng định kỳ 2 năm/lần để theo dõi và phát hiện sớm các bệnh thông thường và bệnh có liên quan như hô hấp, tiêu hóa, sinh sản nhằm phản ánh kịp thời mức độ ảnh hưởng của các chất phóng xạ đến sức khoẻ của dân cư trong vùng.